CAO TỐC TP.HCM – BÌNH PHƯỚC

CAO TỐC TP.HCM – BÌNH PHƯỚC

Vừa qua, đại diện ba Sở GTVT gồm Bình Dương, Bình Phước TP.HCM đã họp bàn về việc nghiên cứu Tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước). Theo đó, lãnh đạo TP.HCM và Bình Phước đã thống nhất về chủ trương, phương thức, phương án, quy mô làm tuyến đường cao tốc này.DUONG CAO TOC TPHCM - CAO TỐC TP.HCM - BÌNH PHƯỚC

Qui mô dự án: tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành dài 73 km. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km (dự kiến kết nối vào đường vành đai 2, tại nút giao Gò Dưa, TP Thủ Đức). Đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 60 km và tỉnh Bình Phước dài 11 km. Dự kiến dự án này còn kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư, kết nối với Campuchia. Tuyến cao tốc được thiết kế 6-8 làn xe.

Mục đích triển khai dự án: cao tốc TP.HCM đi Bình phước sẽ thực sự cần thiết cho sự kết nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ và khu vực Tây Nguyên vì hiện nay, Quốc lộ 14 – một trong các tuyến đường huyết mạch từ Bình Dương đi Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, hiện cũng đã quá tải vào các dịp lễ, tết.

Tiến độ dự án: đã được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ GTVT đã đánh giá tuyến cao tốc này phù hợp quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh và quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Việc kết nối tuyến đường cao tốc trực tiếp với tuyến vành đai 2, vành đại 3 của TP.HCM là hết sức cần thiết, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước nói riêng cũng như của các tỉnh thành và TP.HCM nói chung.

Với hàng loạt dự án hạ tầng được triển khai sắp tới, Bình Phước đã và đang chứng tỏ sức hút của mình với những chính sách và đầu tư hết sức hấp dẫn, hứa hẹn sẽ tiếp tục được săn đón trong tương lai.

Tầm quan trọng của dự án Cao tốc TP HCM – Bình Phước

Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi qua Thủ Dầu Một (Bình Dương) theo quốc lộ 13 đến tỉnh Bình Phước phải đi quãng đường dài khoảng 120 km. Theo đó, sau khi xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ tăng tính kết nối, nâng cao năng lực vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

CAO TOC TP - CAO TỐC TP.HCM - BÌNH PHƯỚC

CAO TỐC TP.HCM – BÌNH PHƯỚC

Cụ thể, theo quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, Thủ tướng đồng ý đầu tư tuyến cao tốc này trong giai đoạn 3 của kế hoạch phân kỳ đầu tư sau năm 2020. Cụ thể, dự án sẽ có quy mô 6 làn xe nhằm hoàn chỉnh, đồng bộ toàn tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch.

Theo các chuyên gia, cao tốc TP.HCM – Bình Phước thực sự cần thiết cho sự kết nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ và khu vực Tây Nguyên. Có thể thấy Bình Dương, Bình Phước là những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế, song nhiều năm nay hạ tầng giao thông đang hạn chế đà phát triển này. Đơn cử như: Quốc lộ 13, Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đã bị kẹt xe nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, dự án cao tốc TP HCM – Bình Phước cũng sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối vùng lên phía đông, khu vực Tây Nguyên để đảm bảo phát triển kinh tế địa phương.

Quy mô dự án Cao tốc TP HCM – Bình Phước

Vừa qua, Bộ GTVT đã giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, đơn vị tư vấn đang cân nhắc ba phương án thiết kế đường cao tốc này.

Phương án 1: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành (đi theo hướng tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn). Theo phương án này, dự án có chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33.000 tỉ đồng.

Phương án 2: Tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo phương án này, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỉ đồng.

Phương án 3: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành (đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM – Lộc Ninh). Theo phương án này, cao tốc có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21.600 tỉ đồng.

Hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông cho tỉnh Bình Phước

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã có những bước phát triển bứt phá ngoạn mục – là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sở hữu đầy đủ các yếu tố về thiên nhiên – con người, Bình Phước có rất nhiều tiềm năng để vươn lên phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh siêu dự án Sân bay Long Thành, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đã thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước tạo điều kiện cho tỉnh này kết nối thông suốt với đầu tàu kinh tế là TP.HCM. Trong đó, dự án cao tốc TP HCM – Bình Phước có vai trò to lớn, giúp hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông cho tỉnh.

Hàng loạt các công trình giao thông quan trọng đang ngày càng được hoàn thiện và triển khai như:

  • Tuyến đường Bình Phước – Tân Vạn xuyên suốt các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải – Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
  • Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Ðắk Nông, Ðồng Phú – Bình Dương;
  • Dự án đường sắt Dĩ An – Hoa Lư;
  • Quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An;
  • Dự án ĐT 741 mở rộng; Cảng cạn Hoa Lư; Cầu kết nối Đồng Nai…

Tin tức khác:

  1. Những gì người nội trợ của bạn cần để vượt qua mùa đông

  2. Lò nung, Lò hơi hay Bơm nhiệt? Thời gian cho các hệ thống sưởi ấm 101

  3. How Much Do You Love Your Home?

Related Posts

Enter your keyword